Ý nghĩa Phật giáo trong truyện Man Nương Tứ Pháp Tứ pháp

  • Pháp Vân chùa Diên ứng tự, chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc ninh.
  • Pháp Vũ chùa Thành Đạo, chùa Đậu, Thuận Thành Bắc Ninh
  • Pháp Lôi chùa Phi Tướng,chùa Tướng, Thuận Thành, Bắc Ninh
  • Pháp Điện chùa Trí Quả, chùa Dàn, Thuận Thành, Bắc Ninh
  • Đá Thạch Quang Vương Phật.
  • Nàng Man Nương

Chuyện Man nương và Tứ Pháp nơi đất Dâu được cho là câu chuyện cổ về Phật giáo thời kỳ đầu du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên câu chuyện quá là súc tính, kỳ dị nên gay cho dân gian và giới học giả không theo đạo Phật có cái nhìn xa lạ với giáo lý đạo Phật, thậm chí cho rằng đó là ảnh hưởng của thần giáo dân gian.

Tuy nhiên nếu xét về tổng thể các câu chuyện Phật giáo đặc biệt là Mật Tông (yếu tố nổi bật của dòng Tỳ Ni Đa lưu chi lấy chùa Dâu làm tổ đình) thì những câu chuyện lạ lùng như thế diễn ra quá nhiều, như tập chuyện 84 đại thành tựu giả Ấn độ, Các vị chân sư Đại Thủ Ấn... thì chuyện Khâu Đà La, Man nương đất Dâu không có gì là đặc biệt. Câu chuyện chùa Dâu chỉ khó hiểu và ít liên quan Phật giáo khi người ta không hiểu được ý nghĩa ẩn dụ sâu xa trong nó, Phật giáo có vũ trụ quan sâu sắc và toàn diện ở đó,"Vạn Pháp " tức tất cả sự vật, hiện tượng, khái niệm đều là đối tượng của Phật giáo nên không có gì nằm ngoài. Sự thịnh hành của các tông Phái Mật Tông ở Việt Nam cũng gần như chấm dứt sau thời Trần, nên câu chuyện đậm màu Mật giáo này rơi vào khó hiểu thậm chí bị coi là nằm ngoài giáo lý Phật cũng là dễ hiểu.

Tất cả các câu chuyện Phật giáo dù ở 3 thừa; Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim cang thừa đều chỉ về con đường tu hành, lý nhân quả, cách mà Phật và các đạo sư chỉ cho đệ tử và người đọc thấy được cái "TÂM " của chúng ta nằm ở đâu, là cái gì và khi nhận ra nó thì nương theo nó mà tu hành. Với cốt lõi này chúng ta se thấy sự viên thông giữa các câu chuyện tưởng chừng xa lạ, đối lập nhau vẫn hòa chung vào nhau vì chúng là một phần của đời sống, nơi là "vạn pháp duy tâm tạo". ở nơi đây tất cả các chuyện về Thiền tông trung hoa, Zen nhật bản, Thiền uyển tập anh của Việt Nam hay 84 Đại Thành Tựu ấn độ (các vị chân sư đại thủ ấn), Chuyện về chư đạo sư Tây Tạng.... tất cả đều một mùi giải thoát, sự giống nhau vượt lên tất cả các yếu tố bên ngoài tưởng chừng chống trái.

Chúng ta sẽ phân tích các yếu tố Phật giáo trong câu chuyện qua hai nội dung chính gồm có: các tên gọi nhân vật, địa danh trong chuyện và nội dung câu chuyện được ẩn dụ.

Câu chuyện được tóm tắt như sau: Sư Khâu Đà La một cao tăng Thiên Trúc sang Giao châu (Việt nam) truyền pháp, ông đến vùng Dâu và dạy cho một đệ tử tại gia là Cư sĩ Tu Định ở làng Mãn xá. Tu Định có người con gái tên Man Nương thường hay chấp tác phục vụ cho Sư. Một hôm Man nương mệt ngủ quên ở bậu cửa, Sư không chú ý bước qua người nàng, nàng tự cảm hoài thai, sau sinh ra một bé gái bèn đem trả cho sư Khâu Đà La. Sư cho Man nương cây gậy có khả năng làm phép tuôn ra nước khi cắm xuống đất. còn em bé con Man nương, sư đem bỏ vào cây Dung Thụ và bảo cây sau này thành chính quả là nhờ nó. Lâu sau, do mưa gió lớn cây dung thụ gãy trôi về Luy Lâu, không ai vớt được, chỉ có Man nương buộc dải yếm kéo vào, vua bấy giờ Sĩ Nhiếp cho tại thành 4 pho tượng, tạc xong các pho đều có điềm lành như: mây ngũ sắc, mưa, sấm, chớp nên đặt tên Pháp Vân, Pháp vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện cho thờ ở 4 ngôi chùa Thiền Định, Thành Đạo, Phi Tướng, Trí Quả, các vị này dân gian hay cầu mưa và rất linh ứng. Còn em bé trong cây dung thụ biến thành một tảng đá được tôn Thạch Quang Vương Phật thờ chung với Pháp Vân không rời.

1.Ý nghĩa các tên gọi:

Đây là 1 câu chuyện tuy nội dung thần bí, ẩn dụ sâu xa nhưng tên gọi các nhân vật, địa danh đều toát lên yếu tố Phật giáo.

- Phật giáo dù ở thừa nào (Nguyên Thủy, Đại thừa, Mật Tông) hay quốc gia nào (Ấn Độ, Tây tạng, Trung quốc, Việt nam, thái lan...) đều chung nhau 3 yếu tốt cốt lõi được gọi là Tam Vô Lậu học là Giới - Định - Tuệ, đó là cách nhìn nhận cơ bản nhất về Phật giáo mà không có tôn giáo nào có điểm này. Người theo đạo Phật sẽ quy y với Phật xin thọ Giới (nhưng điều không được làm và được làm) rồi lựa chọn Pháp môn (thiền, niệm phật....) để đạt được Định, rồi từ Định sẽ sinh ra Tuệ tức trí huệ, dẹp hết vô minh gốc rễ của sự luân hồi.

Chính câu chuyện man nương ngay đầu tiền cũng có bộ ba Giới - Định - Tuệ này. Định thì dễ nhận ra nhất chính là cư sĩ TU ĐỊNH, cha Man nương. Khâu Đà La là một vị đại sư chính là người có khả năng truyền giới cho đệ tử, cha man nương muốn làm đệ tử Phật bắt buộc phải thọ giới, đó là điều tiên quyết không thể không. Man Nương thì man có nghĩa là ngu si (vô minh), sau này đăc đạo được gọi là Phật Mẫu Man nương tức vô minh đã được chuyển thành Trí Tuệ (Phật mẫu) điều mà Đạo Phật hướng đến. Vậy chúng ta có bộ ba TAM VÔ LẬU HỌC:

GIỚI sinh ra ĐỊNH, ĐỊNH sinh ra TUỆ

Khâu đà la (giới sư) là Thầy cư sĩ Tu Định (Giới sinh ra Định), TU ĐỊNH là cha Phật Mẫu Man nương (Định sinh ra Tuệ).

- Ba vô lậu học cốt tủy đã có, vậy cái TÂM được ẩn dụ tên ai ? Tâm là chủ đề tìm kiếm của đạo Phật, Chân Tâm chính là Phật, chúng ta các chúng sinh bình phàm như con người, động vật ở nơi cái Tâm chưa tìm thấy ấy lại giống hệt đức Thích Ca Mâu Ni, chỉ có điều Phật đã nhận ra chân tâm, còn chúng ta tuy có mà chưa nhận ra giống như "xa tận chân trời gần ngay trước mắt". Ở đây chân tâm chính là Thạch Quang Vương Phật chính là cái cốt yếu tạo nên sự linh thiêng của 4 pho Tứ Pháp.

Thạch Quang Vương Phật là một cách gọi ẩn dụ của chân tâm như bao nhiêu cụm từ khác trong Phật giáo như: Tự tính Kim Cang, Chân Tâm, Bản Tính, Kim Quang Minh Tự Tính, Chân Kim sắc thân, Phật,....

Danh từ chỉ gọi khác nhau nhưng tính chất thì giống nhau mô tả về tâm là Rắn chắc, bất hoại, không thể chia tách... Ấn độ dùng KIm cương làm ẩn dụ về sự rắn chắc bất hoại (thật ra kim cương vẫn bị kim cương cắt nhưng nó gần nhất với hình ảnh rắn chắc). Còn ở Việt Nam thì dùng chữ" Thạch " đá, trong văn hóa Việt Nam nôm na coi sắt và đá là 2 thứ biểu hiện cho sự rắn chắc, bền vững, giống như câu chuyện dân gian Việt nam về mặt dày do râu cứng không thể xuyên qua, khi hỏi ở đời có gì rắn chắc nhất, người đàn ông nói ngay là Sắt với Đá chứ còn gì nữa. Thạch Quang và Kim cương Tự tính là cách mà người ta nói về chân tâm rắn chắc.

Chữ Quang trong chữ Thạch Quang Vương Phật cũng là 1 chữ nổi tiếng hay xuất hiện trong Phật giáo như tên nhà sư Phật Quang thời Chử Đồng Tử. chữ quang này cũng xuất hiện trong tên các Phật bồ tát như: Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, Nhật Quang Bồ Tát, Nguyệt Quang Bồ Tát,Bảo Quang Như Lai,...các tên kinh và cụm từ: Kim Quang Minh, Phật Quang Phổ Chiếu, Quang Minh Tự Tính, Hào Quang, Trí Tuệ Quang....

Tại sao chữ Quang lại phổ biến, vì chữ Quang trong Phật giáo không phải đơn thuần là ánh sáng như ánh sáng của mặt trời mặt trăng... mà nó nêu biểu sự "sáng suốt rõ ràng " nêu biểu của Trí Tuệ sáng suốt thứ mà Phật giáo muốn chúng sinh đạt đến.

Chữ Vương ở đây cũng là chữ phổ biến, Vương này chỉ vua nhưng Phật giáo ám chỉ sự "Tối thắng " vượt lên trên tất cả, các cụm từ Phật giáo như; Đại Y Vương, Dược Vương Bồ tát, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Kim quang minh tối thắng vương kinh,....

Như vật ngay tên gọi Thạch Quang Vương Phật đã toát lên yếu tố mô tả về chân tâm bền chắc, sáng suốt mà chúng sinh bị tham sân si che mờ, tâm này ai trong chúng sinh đều có, tu Phật vốn để nhận rõ nó, và trong chuyện là Man nương, người được chỉ cách nhận ra nó.

- Tên bốn ngôi chùa Tứ Pháp thì quá rõ ràng đó là các cụm từ Phật giáo được sắp xếp theo trình tự như một thứ bản đồ hướng dẫn người tư tập:

Thiền Định Tự - Thành Đạo Tự - Phi Tướng Tự - Trí Quả Tự.

Từ nơi phương tiện tu tập là Thiền Định, hành giả nhận ra được con đường đi đến Đạo giác ngộ, rồi nhận ra Phi Tướng, Tướng không, hữu tướng bản thế, tính không... rồi đạt được Trí quả, quả vị trí huệ tối thắng. Không có bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng nào có các khái niệm, danh tự này giống Phật giáo.

- Còn tên Pháp Vân, Pháp Vũ,2 vị đứng đầu và quan trọng nhất của Tứ Pháp, ngự ở chùa chính cũng là tên địa thứ 10 của hàng Bồ Tát có tên là Pháp Vân Địa,Pháp Vân địa (zh. 法雲地, sa. dharmameghā bhūmi) (hay Pháp Vũ địa): Bồ Tát đạt Nhất thiết trí (sa. sarvajñatā), đại hạnh. Pháp thân của Bồ tát đã đạt tới mức viên mãn. Bồ Tát ngự trên toà sen với vô số Bồ Tát chung quanh trong cung trời Đâu-suất. Phật quả của Bồ Tát đã được chư Phật ấn chứng. Những Bồ Tát đạt cấp này là Di-lặc (sa. maitreya), Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara) và Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī).

- Chữ 'Pháp" hay dùng cho bốn vị được coi chủ quản Mây, mưa, sấm, chớp cũng không giống cách người ta gọi các thần mây mưa sấm chớp. Mà tên gọi này xuất phát từ khái niệm các Pháp (tất cả sự vật hiện tượng, khái niệm kể cả mây mưa sấm, sét đều gọi là các Pháp)

"Chư Pháp do duyên sinh, Pháp Diệt nhân duyên diệt, thị chư pháp nhân duyên Phật Đại sa môn thuyết"

"Vạn pháp nhất thiết duy tâm tạo"

Khái niệm các Pháp do tâm tạo và dùng chữ Pháp để gọi chung các khái niệm, sự vật... là điều chỉ Phật giáo mới có.

2. Ý nghĩa nội dung cốt truyện:

Và nếu trùng trùng các ngôn tự Phật giáo như vậy thì có đúng chuyện Man nương chùa Dâu là truyền thuyết nôm na kiểu dân gian về các thần tự nhiên được Phật giáo thu nạp hay không?, chắc chắn là không. Phật giáo lan tỏa ra vô số vùng miền và có chấp nhận một số thần thánh địa phương làm hộ pháp,(họ cũng như các Phật tử ở cảnh giới thần thánh nhưng quy y giúp đỡ Phật như các vua chúa, người thế lực bảo trợ Phật giáo) Nhưng giáo lý Phật thì ở đâu cũng không thay đổi.

Câu chuyện Man nương cũng vậy, quanh quẩn cũng là người Thầy giúp đệ tử nhận ra cái tâm và người đệ tử ý đó là tu hành để "Minh Tâm Kiến Tính " trở nên dần toàn thiện và thành Bồ Tát Phật rồi cứu giúp chúng sinh thoát khổ tương đối và tuyệt đối, giúp chúng sinh cũng đạt giác ngộ hoặc thỏa mãn nhưng mong cầu thế tục để bớt khổ, dễ tu như cầu tài, cầu mưa, cầu mát, cầu con cái, sức khỏe,....

- Khâu Đà La cao tăng sang Việt nam truyền pháp, rồi bước qua người Man nương: đây là cách truyền pháp kiểu lạ lùng chỉ có thầy và trò biết, giống Tâm truyền tâm của thiền tông, rồi có thể đánh đập,... một số cũng có ẩn dụ trong hoạt động tính dục như ở các chuyện Mật tông ấn độ(dĩ nhiên các hoạt động thực sư là thanh tịnh vô nhiễm) nhưng suy cho cùng đó là pháp khó hiểu mà chỉ thầy và trò biết, nói dễ hiểu sẽ giống chuyện Tu bồ đề đánh vào Tôn Ngộ Không ba cái rồi khoát tay bỏ đi, Tôn hiểu rằng canh ba đến phòng thầy.

- Man nương tự động mang thai: ám chỉ sau khi thọ pháp thì âm thầm tu hành, thai nhi trong bụng cũng như Phật Tính dần dần tăng trưởng rồi hiển lộ....(chùa Thiền Định - Chùa Dâu)

- Man nương sinh con rồi đem trả Thầy: đây là lúc hành giả đạt Chứng Ngộ và đem trình lên thầy ấn chứng, đây là điều bắt buộc với các Thiền sư, ngừơi tu phải được ấn chứng mới có thể biết được mình đạt Đạo hay chưa (Thành Đạo Tự- chùa Đậu)

- Khâu đà la đem đứa con bỏ vào Cây dung thụ: chỉ cho biết tâm không chỉ ở trong người mà còn tất cả vạn pháp cũng do tâm tạo, các pháp như cây cỏ.... vốn toàn là Tánh Không (Phi tướng tự - chùa Tướng)

- Khi thấy vạn pháp do tâm tạo thì sẽ tự tại, biến hóa vô lượng (Ngộ Không, ngộ ra Tánh không thì có thần thông quảng đại), có Trí huệ thì có thể làm được vô số điều mà người đời gọi là thần diệu, chuyện làm mưa, gió... cũng chỉ là một phần trong số đó.(Trí Quả Tự - chùa Dàn).

- Hình ảnh cây dung thụ đổ: cũng là lúc đạt trí tuệ thì gốc rễ vô minh, tham sân si bị đánh bật, gốc rễ luân hồi bị đánh bật...

- Cây dung thụ ban đầu chỉ là cây bình thường sau mang em bé của Khâu đà la mới tạc thành tượng Tứ Pháp linh thiêng và Thạch Quang Phật cũng không rời Tứ Pháp cho thấy đạo lý: tất cả do Tâm tạo, linh thiêng hay không linh thiêng vốn do Tâm (đá Thạch Quang) tạo nên, các vị chủ quản Mây mưa sấm sét cũng do Tâm tạo nên, tin là thiêng thì thiêng.

3.Tứ Pháp và Tứ Vô Lượng Tâm :

Tứ Pháp chùa Dâu vốn được cho là có quyền năng tạo ra mây mưa, sấm sét cho dân được mùa no đủ, điều này có phải giống với thần dân gian không? thực tế trong Phật giáo cũng có các vị tu hành có nhiều công đức trí tuệ, hạnh nguyện sâu xa có thể hóa ra các vị thỏa mãn sự mong cầu cho chúng sinh, các vị đó gọi là các vị Bồ Tát, họ có thể cho chúng sinh nưong tựa cầu tai quan nạn khỏi, hết bệnh, cầu tiền, cầu con, cầu mưa, cầu tạnh....

Nhưng họ vẫn khác thần thánh thế tục ở chỗ họ làm các phương tiện thỏa mãn cho chúng sinh để chúng sinh nhất thời thoát lo âu để nếu đủ duyên sẽ dễ tiến tu đạo quả, cũng không vì khổ mà tạo nhiều điều ác.

Hai vị được thờ cúng rộng rãi và chính yếu để cầu mưa của tứ Pháp là Pháp Vân, Pháp Vũ như đã nói là trùng tên với địa thứ 10 của hàng Bồ Tát.

Ngoài ra hình ảnh Tứ Pháp còn tương ứng với một chủ đề quan trọng trong Phật giáo Đại thừa đó chính là Tứ Vô lượng Tâm: Đại Từ, Đại Bi, Đại hỷ, Đại Xả.

- Từ, đại từ: mong muốn chúng sinh được sung sướng, như đám mây che mát tất cả chúng sinh, che chở khỏi khổ đau - Đám mây Pháp Vân.

- Bi, Đại Bi: Lòng thương xót chúng sinh, muốn chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ, được đại biểu bằng mưa, giống như giọt nước mắt - Pháp Vũ, điều này tương đồng trong tín ngưỡng Việt về thoải Phủ, các vị thánh thuộc Nước thường có truyện tích buồn dễ khóc.

- Hỷ, Đại Hỷ: Tự mình vui mừng thay cho kẻ khác khi họ làm được điều thiện, thành công, hạnh phúc - Tiếng Sấm - Pháp Lôi, Người việt có câu ca dao ' Lúa chiêm lấp ló đàu bờ / hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên " ở Nghệ an hiện còn dân tộc ơ đu có lễ hội Mừng tiếng Sấm, người Thái cũng mừng tiếng sấm đầu năm.

- Xả, Đại Xả: sự xả ly khỏi các bán chấp; mọi sự trên đời như giấc mộng, như tia chớp lóe lên rồi vụt tắt, có hình đấy mà không có thực chất không thể nắm giữ, mà không năm giữ thì phải xả ly, buông bỏ mọi bám chấp - Tia sét - Pháp Điện.